GỖ ÉP CÔNG NGHIỆP

GỖ CÔNG NGHIỆP

Gỗ ép công nghiệp từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất nhờ những đặc tính rất khó thay thế như dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã, màu sắc.
Ưu điểm gỗ công nghiệp
  •  Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
  •  Bề bặt phẳng nhẵn.
  •  Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
  •  Có số lượng nhiều và đồng đều.
  •  Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
  •  Dễ thi công và thời gian gia công nhanh.

CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN

1. Gỗ MDF 
Gỗ ép là loại vật liệu sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp. Gỗ ép thông dụng nhất là MDF.
 Ưu điểm:
  • Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
  • MDF dễ thao tác trên máy hơn so với gỗ tự nhiên, có thể phủ mặt và sơn gia công tạo hiệu quả trên bề mặt gần giống như bất kì loại ván nào. Ván này có thể cưa và định hình dễ dàng, có thể đóng đinh, ghim, chà nhám và bắt vít gần giống như bất kì sản phầm gỗ tự nhiên nào. Ván này cũng có lí tính và hóa tính phân loại theo cấp độ như gỗ đặc, và trong nhiều trường hợp có thể sử dụng như nguyên liệu thay thế cho gỗ đặc 
Độ dày và dao động từ: a8mm đến 60mm. Kích thước thông dụng là rộng 1220mm, 1525mm và 1850mm với chiều dài thường là 3660mm
gỗ mdf 22
 
2. Gỗ Veneer 

Gỗ veneer chính là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, gỗ veneer chỉ dày từ  1 đến cho đến 2ly. Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên cả.

Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
 
Bề mặt gỗ xấu, là gỗ được dán keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bong giữa các lớp gỗ.
gỗ veneer
3. Gỗ Melamine

Tấm Melamine MDF là gỗ MDF được phủ mặt lớp Melamine, trong đó Melamine là một loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Khi MDF được phủ lớp Melamine tấm gỗ trở lên bền hơn và ứng dụng đa dạng hơn trong nội thất với bề mặt đa dạng và giống vân gỗ tự nhiên
Gỗ Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước
tấm melamine
4. Gỗ Acrylic

Gỗ Acrylic là sản phẩm gỗ công nghiệp, bề mặt phủ lớp nhựa Acrylic bóng gương. Đây là loại vật liệu rất đẹp, bóng, sang trọng, bề mặt tấm gỗ có nhiều loại hoa văn khác nhau trong thi công nội thất.
Người việt thường gọi là Mica, khác với mica là tên gọi của loại khoáng vật và có ý nghĩa là lấp lánh. Đây là loại tấm vật liệu để làm vật liệu làm quảng cáo, trang trí... bởi tính chất bóng đều óng ánh của nó.
  • Là sản phẩm có màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng , màu sắc bền lâu dài
  • Bóng đẹp , sang màu mang tính chất hiện đại cao
  • Tạo cảm giác sang trọng
  • Chất liệu mang màu sắc ổn định, không bị bay màu theo thời gian
  • Có khả năng uốn dẻo cao, chịu lực lớn
  • An toàn với môi trường, không độc hại mặc dù là gỗ công nghiệp
5. Tấm Laminate
 

Vật liệu Laminate được chế biến theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate), bao gồm 3 lớp đế chủ yếu là bột giấy được ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ). 
Với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng, Laminate được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho các sản phẩm nội thất như tủ áo, tủ bếp, bàn ghế, giường, tấm ốp…
  • Khó trầy xước, chống va đập và chịu được lửa
  • Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
  • Chịu nước, chịu ăn mòn và chịu tĩnh điện tốt
  • Khó phai màu, có khả năng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, mối mọt và các tác động của hóa chất
  • Có tính dẻo dai tốt
  • Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất
  • Dễ dàng vệ sinh và lau chùi
  • Thân thiện với môi trường
Tủ bếp Laminate ra đời là sự thay thế hoàn hảo cho các loại gỗ tự nhiên bởi đặc tính sang trọng của nó mà không phải loại gỗ nào cũng có được.
tấm laminate 2

6. Gỗ ghép

Một vật liệu nội thất khác có tính đột phá là gỗ ghép. Gỗ ghép tận thu tốt gỗ vụn thải ra trong quá trình chế biến gỗ tự nhiên, làm cho giá thành rẻ mà vẫn bền chắc như gỗ đặc. 

Gỗ ghép thanh  hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.

Gỗ ghép thanh có nhiều tính năng ưu việt mới như: Không bị mối mọt, không bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nên có độ bền màu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao. Tính ưu việt nổi trội hơn cả là ván ghép thanh được sản xuất chủ yếu từ khai thác gỗ rừng trồng, gỗ tận dụng nên đây thực sự là một loại vật liệu thay thế hoàn hảo trong lĩnh vực vật liệu nội thất trong khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, đáp ứng được tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.
gỗ thông ghép